Bán chui cổ phiếu là gì và mức xử phạt đối với người có hành vi bán chui cổ
phiếu theo quy định của Pháp luật là như thế nào. Coin95.net giới thiệu tới
bạn bài viết về hành vi bán chui cổ phiếu bên dưới.
Bán chui cổ phiếu là gì?
Bán chui cổ phiếu là việc một người bán cổ phiếu mà không công bố thông tin nhằm đạt được mức giá có lợi hơn, theo quy định thì người mua hoặc bán cổ phiếu phải đăng ký trước 3 ngày với sàn giao dịch.
Khoản 1 Điều 32 và Khoản 7 Điều 33 của Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định:
Tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày thực hiện giao dịch, cổ đông sáng lập
nắm giữ cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định pháp luật về doanh
nghiệp phải gửi báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng
khoán (đối với cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch), Tổng công ty lưu ký và
bù trừ chứng khoán Việt Nam, công ty đại chúng và công ty quản lý quỹ đầu tư
chứng khoán về việc thực hiện giao dịch theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban
hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập, người
thực hiện chuyển nhượng phải gửi bổ sung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông
thông qua việc chuyển nhượng nêu trên.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc sau khi nhận được báo cáo liên quan đến sự
thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của cổ đông sáng lập theo quy định tại Điều
này, công ty đại chúng, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải công bố
trên trang thông tin điện tử của công ty.
Quy định đã có, những ai thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định mà vi phạm
thì sẽ bị xử phạt. Ở đây chỉ là phạt vi xử phạt hành chính, không truy cứu
trách nhiệm hình sự với hành vi này.
Bán chui cổ phiếu sẽ bị phạt như thế nào
Theo quy định tại Nghị định 128/2021/NĐ-CP thì hành vi không báo cáo
về việc dự kiến giao dịch bị xử phạt theo giá trị chứng khoán giao dịch thực
tế tính theo mệnh giá (đối với cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ
quỹ) hoặc theo giá phát hành gần nhất (đối với chứng quyền có bảo đảm) hoặc
giá trị chuyển nhượng (đối với quyền mua cổ phiếu, quyền mua trái phiếu
chuyển đổi, quyền mua chứng chỉ quỹ) như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 400.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng;
- Phạt tiền 3% đến 5% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế nếu giao dịch có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên.
Giả sử chủ tịch hội đồng quản trị là cổ đông sáng lập của một công ty đại
chúng bán chui 175 triệu cổ phiếu với giá thị trường khoảng 20.000 đồng/cp,
số tiền thu được là 3.500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, giá trị tính theo mệnh giá chứ không tính theo giá thị trường. Mà
theo quy định của Luật chứng khoán thì một cổ phiếu có mệnh giá là 10.000
đồng. Như vậy trong trường hợp này số tiền làm căn cứ tính mức phạt chỉ là
1.750 tỷ đồng, 3% – 5% của con số 1.750 tỷ là khoảng 52,5 tỷ - 87,5 tỷ.
Mặc dù vậy, theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2021/NĐ-CP
thì mức xử phạt tối đa đối với hành vi mua bán chui là 3 tỷ đồng đối với tổ
chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân. Vì vậy, vị chủ tịch bán chui 175 triệu
cổ phiếu nói trên chỉ bị xử phạt nhiều nhất là 1,5 tỷ đồng.