Cơ cấu tài chính và đòn cân nợ

 


1.   Lý thuyết về đòn cân nợ.
Đòn cân nợ (Financial Leverage) phản ánh mối tương quan giữa nợ và vốn tự có thông qua tỷ số nợ, hay phản ánh cơ cấu tài chính (financial structure), đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến doanh lợi vốn tự có hay giá trị hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp muốn tối đa hóa doanh lợi vốn tự có hay giá trị hoạt động thì cần phải xác định cho mình một cơ cấu tài chính hợp lý trong từng thời kỳ phát triển của doanh nghiệp, cũng như của thị trường tài chính.

Để thấy rõ tác dụng của đòn cân nợ, chúng ta sẽ lần lượt khảo sát về mặt lý thuyết và ảnh hưởng của đòn cân nợ đến các quyết định tài chính trong doanh nghiệp.

Một phương pháp hay nhất để hiểu rõ tác dụng của đòn cân nợ là phân tích ảnh hưởng của nó đối với doanh lợi vốn tự có dưới các điều kiện khác nhau.

2.   Tương quan giữa đòn cân nợ và đòn cân định phí

 Đòn cân định phí ảnh hưởng đến lợi nhuận trước trước thuế và lãi vay (EBIT) trong khi đòn cân nợ lại ảnh hưởng đến doanh lợi vốn tự có (ROE).

Khi ảnh hưởng của đòn cân định phí chấm dứt, thì ảnh hưởng của đòn cân nợ sẽ thay thế để khuyếch đại ảnh hưởng trên doanh lợi vốn tự có mỗi khi doanh thu thay đổi. Vì lý do này, đòn cân định phí đôi khi được ám chỉ là "đòn cân bậc nhất" và đòn cân nợ là "đòn cân bậc nhì".

a.   Độ nghiêng đòn cân nợ (DFL: Degree of Financial Leverage)

 





 


b.   Tổng hợp đòn cân định phí và đòn cân nợ


 Đòn cân định phí khuyếch đại sự thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) mỗi khi doanh thu thay đổi và nếu đòn cân nợ được thêm vào, thì sự thay đổi EBIT sẽ có ảnh hưởng khuyếch đại đến doanh lợi vốn tự có. Như thế, nếu doanh nghiệp có độ nghiêng lớn về đòn cân định phí lẫn đòn cân nợ, một sự thay đổi rất nhỏ của doanh thu cũng làm phát sinh thay đổi rất lớn doanh lợi vốn tự có.

Công thức về độ nghiêng đòn cân định phí có thể tổng hợp với công thức về độ nghiêng đòn cân nợ để tính độ nghiêng của đòn cân tổng hợp (DCL: Degree of Combined Leverage).


Khái niệm về độ nghiêng đòn cân rất hữu ích ở điểm:

· Cho phép xác định ảnh hưởng của sự thay đổi sản lượng hay doanh thu trên doanh lợi vốn tự có.

  · Cho phép thấy tương quan giữa đòn cân nợ và đòn cân định phí.

Khái niệm này có thể dùng để chỉ rõ cho nhà kinh doanh thấy rằng một quyết định đầu tư vào các tài sản cố định và quyết định tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định đó bằng cách đi vay nợ đem đến tình trạng: một sự giảm sút chút ít về doanh thu sẽ gây ra một sự giảm sút rất lớn về doanh lợi vốn tự có trong khi với những đòn cân khác có thể chỉ gây ra một mức giảm sút ít hơn về doanh lợi vốn tự có.

 3.   Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tài chính

 a.   Sự thay đổi cơ cấu tài chính

 Chúng ta có thể dự đoán, các doanh nghiệp cùng ngành hoặc khác ngành có nhiều đòn cân nợ khác nhau và cách biệt rất xa.

Ngành cung cấp dịch vụ có đòn cân nợ cao nhất, phản ánh hai sự kiện:

·   Ngành dịch vụ bao gồm một số tổ chức tín dụng, ngân hàng có nguồn vốn vay rất lớn.

·   Có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ trong ngành dịch vụ, và chính  các doanh nghiệp nhỏ sử dụng nợ vay rất nhiều.

Ngành khai thác và chế biến tương đối ít sử dụng nợ vì doanh thu không ổn định. Trong ngành chế biến, có nhiều sự cách biệt rất lớn về đòn cân nợ giữa những doanh nghiệp với nhau. Tỷ số nợ thấp nhất được tìm thấy trong các ngành sản phẩm là tư liệu sản xuất. Ngược   lại tỷ số nợ cao nằm trong các  ngành sản phẩm dễ tiêu hao vì mức  cầu của loại sản phẩm này rất ổn định và ít thay đổi với môi trường kinh doanh tổng quát.

b.   Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tàichính

·   Suất gia tăng doanh thu

·   Sự ổn định doanh thu

·   · Cơ cấu cạnh tranh

·   · Cơ cấu tài sản

·   · Thái độ của ban Giám đốc

·   · Thái độ của người cho vay hay chủ nợ

Tài chính linh hoạt trích tài liệu được chia sẻ qua internet

Coin95 là trang blog được lập ra với mong muốn Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm đầu tư, cách làm giàu từ cơ bản đến nâng cao cho cộng đồng. Trang chủ: https://www.coin95.net

Đăng nhận xét

© Coin95.NET. All rights reserved. Developed by Jago Desain