Hiện nay, đại đa số các doanh nghiệp trên thế giới đều coi việc xây dựng chiến lược kinh doanh là nhiệm vụ hàng đầu. Giám đốc các doanh nghiệp lớn hàng năm dùng đến 40% thời gian để nghiên cứu chiến lược kinh doanh.
Công ty Canon của Nhật cách đây mấy chục năm chỉ là một công ty nhỏ, các doanh nghiệp lớn của Mỹ, Nhật, không quan tâm. Nhưng lúc đó, công ty đã có ý đồ chiến lược đánh bại công ty Xerox của Mỹ nên từng bước phát triển trở thành một công ty lớn trên thế giới. Đầu tiên, Canon đã nắm được kỹ thuật của Xerox, dựa vào kỹ thuật của công ty để sản xuất rồi tiến lên hình thành kỹ thuật của riêng mình, chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản và thị trường châu Âu là hai thị trường mà Xerox chưa vươn tới, trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh với Xerox.
Năm 1947, chỉ có 20% doanh nghiệp của Mỹ có chiến lược kinh doanh. Năm 1970, con số này đã lên tới 100%. Nhiều nhà doanh nghiệp Mỹ cho rằng xây dựng chiến lược kinh doanh là công việc chiếm nhiều thời gian nhất, quan trọng nhất và khó nhất. ông Uyn xơn, Chủ tịch công ty GE của Mỹ đã từng nói :”Mỗi ngày tôi chẳng làm được mấy việc nhưng có một việc không bao giờ làm hết là xây dựng quy hoạch tương lai”. Điều đó cho thấy các xí nghiệp ở các nước rất coi trọng việc xây dựng chiến lược kinh doanh.
Xây dựng chiến lược kinh doanh là nhu cầu đổi mới không ngừng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn không thất bại phải không ngừng đổi mới vì xã hội không ngừng thay đổi, kỹ thuật không ngừng tiến bộ, những người làm việc ở doanh nghiệp không ngừng thay đổi. Trong hoàn cảnh đó, nếu một doanh nghiệp vừa và nhỏ cố định sự nghiệp của mình trong một thời gian dài là không thể được. Thí dụ, hiện nay nhu cầu sử dụng diêm của xã hội đã giảm nhiều nên các nhà máy diêm phải đổi nghề. Các nhà máy sản xuất phụ tùng máy dệt cũng phải đổi nghề vì các nhà máy dệt truyền thống đã bị đào thải. Tiến bộ kỹ thuật và mức sống nhân dân được nâng cao đang thúc đẩy sự hình thành của nhiều ngành dịch vụ mới. Một số người làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước, nay tách ra kinh doanh độc lập và trở thành đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp cũ. Trong tình hình đó, nếu doanh nghiệp dẫm chân tại chỗ thì sẽ bị đào thải. Vì vậy, doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, mà muốn đổi mới thì phải có chiến lược. Dù là đổi mới lĩnh vực kinh doanh, kỹ thuật, sản phẩm dịch vụ, quá trình sản xuất quản lý hiện trường sản xuất, công tác thị trường đều cần có chiến lược, dựa vào sự chỉ đạo của chiến lược.
Xây dựng chiến lược kinh doanh là một nhu cầu trong quá trình liên hiệp, sát nhập của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh quyết liệt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thông qua hình thức liên hiệp, bị liên hiệp, sát nhập, bị sát nhập để tăng cường thực lực. Quá trình đó dù là chủ động hay bị động đều cần có sự chỉ đạo của chiến lược kinh doanh. Nếu không có chiến lược sẽ thất bại. Quá trình liên hiệp, sát nhập của một số doanh nghiệp chứng tỏ sau khi liên hiệp, sát nhập năm đầu còn khả dĩ, năm thứ hai bắt đầu kém và năm thứ ba thì thua lỗ. Do đó, phải căn cứ vào tình hình của ngành, tình hình của doanh nghiệp, chiến lược phát triển của doanh nghiệp để tiến hành hoạt động vận hành vốn.
Xây dựng chiến lược kinh doanh là nhu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc quốc tế hoá kinh doanh không phải là không làm được nhưng muốn làm thì phải có chiến lược. Chúng ta đang tiến hành tham gia tổ chức thương mại thế giới. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp đang đứng trước một tình thế cạnh tranh quyết liệt hơn. Hàng hoá nước ngoài sẽ xâm nhập thị trường nhiều hơn. Thị trường trong nước và quốc tế sẽ hoà tan làm một. Cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn. Nếu các doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh thì sẽ gặp khó khăn.
Xây dựng chiến lược hiệu quả như thế nào:
Một kế hoạch chiến lược thành công nên:
• Mô tả được sứ mệnh, tầm nhìn và những giá trị cốt lõi của tổ chức
• Tập trung vào thị trường tiềm năng và khai thác cơ hội và thách thức của những thị trường mới nổi
• Hiểu được những ưu tiên trong các phân khúc khách hàng mục tiêu trong hiện tại và tương lai
• Phân tích được điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh và quyết định xem yếu tố nào trong chuối giá trị của công ty là nòng cốt
• Xác định và phân tích các chiến lược thay thế
• Phát triển một mô hình kinh doanh hiệu quả và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh
• Xác định được kỳ vọng của các bên liên quan và thiết lập những mục tiêu kinh doanh rõ ràng và đủ hấp dẫn
• Chuẩn bị các chương trình, chính sách và các kế hoạch để thực thi chiến lược
• Thiết lập cấu trúc hỗ trợ có tổ chức, quy trình ra quyết định, hệ thống kiểm soát thông tin và hệ thống tuyển dụng và đào tạo
• Phân bổ nguồn lực để phát triển những khả năng trọng yếu
• Lên kế hoạch hoặc lập phương án đối phó với các tình huống bất thường hay sự thay đổi về môi trường
• Theo dõi thực hiện
Doanh nghiệp sử dụng lập kế hoạch kinh doanh nhằm:
• Thay đổi định hướng và hoạt động của một doanh nghiệp
• Khuyến khích các trao đổi trên cơ sở thực tế về các vấn đề nhạy cảm liên quan đến chính sách
• Tạo ra một khuôn khổ chung cho việc ra quyết định trong tổ chức
• Thiết lập một bối cảnh phù hợp với các quyết định về ngân sách và đánh giá hiệu quả
• Đào tạo cán bộ quản lý nhằm biết cách phát triển thông tin tốt hơn phục vụ cho ra quyết định
• Tăng cường sự tự tin trong chỉ đạo kinh doanh
Một kế hoạch chiến lược thành công nên:
• Mô tả được sứ mệnh, tầm nhìn và những giá trị cốt lõi của tổ chức
• Tập trung vào thị trường tiềm năng và khai thác cơ hội và thách thức của những thị trường mới nổi
• Hiểu được những ưu tiên trong các phân khúc khách hàng mục tiêu trong hiện tại và tương lai
• Phân tích được điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh và quyết định xem yếu tố nào trong chuối giá trị của công ty là nòng cốt
• Xác định và phân tích các chiến lược thay thế
• Phát triển một mô hình kinh doanh hiệu quả và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh
• Xác định được kỳ vọng của các bên liên quan và thiết lập những mục tiêu kinh doanh rõ ràng và đủ hấp dẫn
• Chuẩn bị các chương trình, chính sách và các kế hoạch để thực thi chiến lược
• Thiết lập cấu trúc hỗ trợ có tổ chức, quy trình ra quyết định, hệ thống kiểm soát thông tin và hệ thống tuyển dụng và đào tạo
• Phân bổ nguồn lực để phát triển những khả năng trọng yếu
• Lên kế hoạch hoặc lập phương án đối phó với các tình huống bất thường hay sự thay đổi về môi trường
• Theo dõi thực hiện
Doanh nghiệp sử dụng lập kế hoạch kinh doanh nhằm:
• Thay đổi định hướng và hoạt động của một doanh nghiệp
• Khuyến khích các trao đổi trên cơ sở thực tế về các vấn đề nhạy cảm liên quan đến chính sách
• Tạo ra một khuôn khổ chung cho việc ra quyết định trong tổ chức
• Thiết lập một bối cảnh phù hợp với các quyết định về ngân sách và đánh giá hiệu quả
• Đào tạo cán bộ quản lý nhằm biết cách phát triển thông tin tốt hơn phục vụ cho ra quyết định
• Tăng cường sự tự tin trong chỉ đạo kinh doanh
Tổng hợp từ: Unicom và ocd
.....................................................................................................................
® Ghi rõ nguồn taichinhlinhhoat.com khi phát hành thông tin từ trang web này.