Giữa các nhà lãnh đạo và các nhà quản lý có gì khác nhau? Hai khái niệm này có giống nhau hay không hay là giữa chúng có sự khác biệt rõ rệt. Câu hỏi này đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu trong các cuộc tranh luận về lãnh đạo trong những năm vừa qua.
Carol Hymowitz, tác giả của tờ tạp chí Phố Wall (Wall Street Journal) nói rằng cô ta rất may mắn vì đã làm việc cho 2 sếp của mình mà họ là những người lãnh đạo nhiều hơn là quản lý.” (Hymowitz, 1998a, pB1). Cô cho rằng các nhà lãnh đạo ở đây đã khuyến khích các nhân viên của mình có thể chịu những rủi ro. Carol Bartz, giám đốc điều hành của công ty Autodesk lại cho rằng các nhà quản lý là những người biết đưa ra các kế hoạch kinh doanh trong khi các nhà lãnh đạo lại là người làm cho công ty và nhân viên thay đổi.
Bảng 1. Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý.
Lãnh đạo | Quản lý |
Tập trung vào tương lai | Tập trung vào hiện tại |
Tạo ra sự thay đổi | Duy trì trạng thái hiện tại và ổn định |
Tạo ra một văn hóa dựa trên những giá trị được chia sẻ | Thực hiện các chính sách và thủ tục |
Thiết lập mối liên hệ giữa những người trong doanh nghiệp | Giữ khoảng cách để duy trì các mục tiêu |
Sử dụng sức mạnh cá nhân | Sử dụng sức mạnh về vị trí |
Bảng 1. đưa ra những nét khác biệt cơ bản giữa lãnh đạo và quản lý. Trong khi các nhà lãnh đạo có những triển vọng mang tính dài hạn và định hướng trong tương lai và đưa ra một tầm nhìn cho nhân viên của mình có thể xem xét mọi việc nằm ngoài môi trường xung quanh họ, thì các nhà quản lý là những người xem xét công việc trong ngắn hạn và tập trung vào những vấn đề mang tính thông lệ trong nhóm hoặc tổ chức của anh ta.
Zaleznik (1990) cho rằng các nhà lãnh đạo, chứ không phải là các nhà quản lý là những người có uy quyền và có thể tạo ra được những kích thích và mục đích cho nhân viên của họ. Kotter(1990) lại theo quan điểm của quá khứ trong việc tranh luận về lãnh đạo cho rằng lãnh đạo là một khác niệm có từ lâu đời nhưng khái niệm về quản lý lại phát triển trong vòng 100 năm qua từ kết quả của các tổ chức phức hợp được tạo rao sau cách mạng công nghiệp. Vai trò của một nhà quản lý là đưa ra mệnh lệnh, và yêu cầu thực hiện nghiêm túc mệnh lệnh đó thông qua kế hoạch, ngân sách và kiểm sóat. Trong khi đó lãnh đạo lại nhằm mục đích chuyển dịch và thay đổi sản xuất (Kotter, 1990)
Các cuộc tranh luận thường cho rằng, đối với những người đưa ra sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý, thì các nhà lãnh đạo chính là những người có trách nhiệm tiếp thêm sức mạnh cho nhân viên của họ, còn những người quản lý thì lại quan tâm đến những vẫn đề chi tiết diễn ra hàng ngày.
Cả hai chức năng này đều rất cần thiết đối với các hoạt động của một doanh nghiệp/tổ chức, và không ai có thể thay thế cho ai được.
Thông qua việc xem xét các vấn đề về tính hiệu quả thì nhiều tranh luận liên quan đến những khác biệt về lãnh đạo và quản lý cũng được sáng tỏ.
"Lãnh đạo làm việc đúng - Quản lý làm đúng việc"
Người quản lý có hiệu quả liên quan đến hoạt động của nhiều bộ phận mà có thể được coi đó là các nhà lãnh đạo mà có thể có hoặc không có các mức độ về uy tín. Ví dụ, những người quản lý kích thích nhân viên của họ làm việc và công ty của họ đạt được tất cả các mục tiêu thì có phải là các nhà quản lý hiệu quả hay không hoặc những người quản lý đó cũng là những người lãnh đạo hay không? Sự khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo thường liên quan đến tính hiệu quả nhiều hơn là sự khác biệt giữa hai khái niệm.
Một người quản lý hiệu quả khuyến khích nhân viên và đưa ra cho họ những công việc và mục đích cần đạt được, do đó họ cũng có thể coi như là nhà lãnh đạo.
Phần lớn những sự khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo đều từ một thực tế rằng nếu là lãnh đạo thì phải là người sành sỏi và giỏi giang. Dựa trên khái niệm về lãnh đạo trong phần trước, thì bất cứ người quản lý nào hướng dẫn cho nhóm làm việc của mình hoàn thành được mục tiêu đều có thể coi như là một người lãnh đạo.
Do đó, một người quản lý hiệu quả và thành công có thể dược coi như là một người lãnh đạo, nhưng nếu người quản lý đó không giỏi giang thì không thể trở thành người lãnh đão.
Nhìn chung các cuộc tranh luận về sự khác nhau giữa hai khái niêm đều không cho ta hiểu thêm về những gì tạo nên việc lãnh đạo và quản lý tốt và làm thế nào để đạt được các mục tiêu đó.
Tuy nhiên, nó cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp cần thiết phải có các nhà quản lý/ lãnh đạo hiệu quả, tài năng và có tầm nhìn chiến lược. Cuốn sách này không dừng lại ở việc phân biệt sự khác nhau giữa hai khái niệm và sử dụng các thuật ngữ này thay đổi cho nhau.
Tài chính linh hoạt | MBA | Leadership